Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu tại hội trường: Cần đổi mới chính sách đào tạo cử tuyển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Tiếp tục phiên thảo luận tập trung tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, chiều ngày 29/5, Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận về “việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh đã thay mặt Đoàn ĐQBH tỉnh Lào Cai tham gia ý kiến đối với nội dung quan trọng này.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh tán thành nội dung Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”, do  Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày trước Quốc hội.

anh tin bai

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu tại hội trường

Đối với kết quả giám sát lần này đại biểu cho rằng, Chính phủ sẽ có đánh giá toàn diện hơn nhưng bất cập khi dịch bệnh sẩy ra cũng như công tác y tế cơ sở, y tế dự phòng để từ đó có những chỉ đạo và chính sách đúng đắn vửa đảm bảo chăm sóc sức khỏe của nhân dân vừa góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội.

Liên quan đến biên chế ngành Y tế, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh rất băn khoăn việc, trong báo cáo giám sát của Quốc hội và thực hiện giám sát thực tế tại địa phương cho thấy, số lượng nhân viên y tế cơ sở chưa được bố trí đủ theo định mức biên chế quy định nhưng hàng năm vẫn phải thực hiện tinh giảm 10% số lượng biên chế hiện có, bên cạnh đó tình trạng bác sĩ xin nghỉ việc gia tăng nhất là sau giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19. Theo báo cáo số lượng bác sĩ tại các trạm y tế xã có xu hướng giảm 2.238 người, riêng năm 2020 số bác sĩ giảm nhiều nhất (giảm 1.114 người so với năm 2019), tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế giảm xuống còn 71% năm 2020.

Ngoài các tồn tại và nguyên nhân như báo cáo giám sát của Quốc hội đã nêu, đại biểu cho rằng rất cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của Nhà nước về chính sách thu hút nhân lực làm việc tại y tế cơ sở, hiện nay chính sách này chưa đủ mạnh, chưa thực sự tạo động lực để giữ chân và tạo sức hút để đội ngũ bác sĩ trẻ, có trình độ và năng lực làm việc tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Như vậy, sẽ dẫn đến nguy người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó có khả năng được tiếp cận với y tế, nguy cơ tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em ở những vùng này. Mặc dù có những địa phương đã ban hành chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại tuyến y tế cơ sở, tuy nhiên nguồn kinh phí của địa phương còn hạn chế, dẫn đến tình trạng đội ngũ y bác sĩ xin chuyển vùng diễn ra phổ biến. Bên cạnh đó, chính sách đào tạo nguồn nhân lực theo tinh thần tại Nghị định 141/2020 của Chính phủ về quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, theo nghị định này thì người thuộc đối tượng cử tuyển phải có hộ khẩu 5 năm liên tục tại các xã đặc biệt khó khăn, như vậy thì các đối tượng thuộc các xã đạt chuẩn NTM lại không thuộc đối tượng này (nông thôn mới nhưng đời sống người dân vẫn nghèo), trong khí đó điều kiện tiêu chuẩn đầu vào ngành y rất cao. Do vậy, có những địa phương hàng năm không có học sinh nào được cử tuyển dẫn đến việc người địa phương được đào tạo để quay về công tác lâu dài khó thực hiện...

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành y nhất là việc thu hút nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ, chế độ, chính sách... đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh đề nghị Chính phủ:

Thứ nhất: Xem xét, đổi mới chính sách đào tạo cử tuyển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để người học thuộc các địa bàn khó khăn, vùng cao vùng dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận môi trường học tập nhất là ngành y.

Thứ hai: Nâng chế độ phụ cấp trực cho nhân viên y tế quy định tại Quyết định s73/2011/QĐ-TTg ca Thtướng chính phủ ngày 28/12/2011. Hiện chế độ phụ cấp trực tại các tuyến quá thấp, đặc biệt trạm y tế xã (mc hin hưởng nay 18.750 đồng ngày thường, 40.000đ ngày thứ 7, chnht (trong đó có 15.000đ là tin ăn trưa), đồng thời tăng phụ cấp cho nhân viên Y tế thôn bản từ mức 0,5 mức lương cơ sở (theo Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009) lên mức 1,0 mức lương cơ sở/người/tháng.  

Thứ ba: Cần có cơ chế hỗ trợ phù hợp đối với đội ngũ y tế cơ sở có thời gian công tác quá 5 năm tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn mà chưa được chuyển vùng hoặc không có nguyện vọng chuyển vùng để đội ngũ y tế cơ sở yên tâm công tác lâu dài tại các địa phương (nghị định 76/2019CP).

Đào Lê Huy

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập