Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu tại hội trường về Luật Thi đua khen thưởng
Dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) là dự án luật có 8 nhóm điểm mới bao trùm rất nhiều đối tượng, được nhân và cử tri cả nước quan tâm. Để góp phần hoàn thiện dự thảo luật trước khi Quốc hội xem xét thông qua, đại biểu có một số ý kiến cụ thể như:

Thứ nhất: Tại khoản 4 Điều 24 dự thảo Luật quy định: “4. Bộ, ban, ngành, tỉnh hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” cho cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Tại khoản 6 của Điều 24 quy định: “6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” quy định tại khoản 3 Điều này.”

Như vậy, quy định tại dự thảo có sự trùng lặp về quy định trách nhiệm của tỉnh trong việc quy định/hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” cần xem xét, chỉnh sửa đảm bảo tránh chồng chéo. Đồng thời các ý kiến tham gia cũng cho rằng nên sử dụng cụm từ “quy định cụ thể” thay cho cụm từ “hướng dẫn cụ thể”, cụm từ “Bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố” thay cho cụm từ “Bộ, ban, ngành, tỉnh” cho chính xác, đầy đủ, phù hợp với thẩm quyền của cơ quan được phân cấp quy định chi tiết.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu tại hội trường

Thứ hai: Tiêu chuẩn tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Tại điểm b khoản 1 Điều 73 dự thảo Luật đã được điều chỉnh so với Luật hiện hành. Tuy nhiên, để đảm bảo tính kế thừa trong xây dựng luật tôi đề nghị ngoài tiêu chuẩn như như thảo trong luật ban soạn thảo xem xét bổ sung thêm vế quy định tiêu chuẩn khen thưởng có điều kiện tương đương tương tư như quy định tại điểm d Điều 74 để không ảnh hưởng đến quá trình phấn đấu của cá nhân và phù hợp với thực tế. (Thực tế có cá nhân đạt 5 năm hoàn thành xuất sắc nhưng lại không được chiến sỹ thi đua cơ sở do tiêu chuẩn chiến sĩ thu đua cơ sở và tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là khác nhau, hơn nữa không phải tất cả  các cá nhân HTXSNV đều được CSTĐCS)

Đồng thời tại điểm d điều 74 ngoài sáng kiến được công nhận thì nên bổ sung thêm tiêu chuẩn đề tài, đề án khoa học để xét tiêu chuẩn bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

Thứ ba: Tại khoản 2 các Điều từ 36 đến điều 41 của dự thảo Luật quy định: “Huân chương Độc lập” và “Huân chương Quân công” hạng Nhất, Nhì, Ba để tặng cho bộ, ban, ngành, tỉnh nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét sửa đổi nội dung này, bổ sung thêm nội dung “...nhân dịp bộ, ban, ngành, tỉnh kỷ niệm ngày truyền thống và ngày tái lập”. Vì quy định khen đối với “ngày thành lập năm tròn” thì phải 10 năm sau mới tiếp tục được trình đề nghị khen thưởng. Nếu quy định cả “ngày truyền thống” và “ngày tái lập” thì các địa phương sẽ có điều kiện trình hình thức khen thưởng tương ứng với thành tích đạt được qua đó động viên phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.

Thứ tư: Danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”

Tôi đồng ý như phương án 1 (Danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” được xét tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, soạn giả, nhiếp ảnh, nhà văn, kiến trúc sư, phát thanh viên) của dự thảo luật bởi lẽ:

- Phương án đã bao trùm được hết 9 lĩnh vực của hoạt động văn hóa nghệ thuật (Điện ảnh, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Kiến trúc, Sân khấu, Âm nhạc, Múa, Văn học và Văn nghệ dân gian)

- Thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước, là sự khích lệ, khẳng định vị trí và giao nhiệm vụ cho các nghệ sĩ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong đó có đối tượng soạn giả, nhiếp ảnh, nhà văn, kiến trúc sư.

- Nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh đã có những tác phẩm lý luận, phê bình tâm huyết; những công trình kiến trúc là nguồn cảm hứng trong thơ ca, nhiếp ảnh..  các soạn giả trong lĩnh vực sân khấu viết ra những tác phẩm còn mãi với thời gian; những tác phẩm văn học có giá trị. Tất cả các tác phẩm, công trình nghệ thuật đều đậm đà bản sắc dân tộc và đạt giải thưởng lớn được công chúng đón nhận trong đó có những sản phẩm được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Những sản phẩm đó đều cần đến yếu tố tài năng nghệ thuật để góp phần tích cực vào việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục lòng yêu nước, giáo dục chân, thiện, mỹ cho Nhân dân.

Tuy nhiên, mỗi một chuyên ngành nghệ thuật đều có nét đăc trưng riêng. Do vậy, Chính phủ cần có tiêu chuẩn riêng với nhóm đối tượng này tránh tình trạng nghệ sĩ gạo cội cả đời phấn đấu, hy sinh cho nghệ thuật lại không dc xét tặng. Đồng thời cũng cần làm rõ nội dung tác phẩm thế nào là tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.

Nguyễn Thị Lan Anh

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập