Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tham gia nhiều ý kiến đối với Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế
Chiều 29/10, dưới sự chủ trì của đồng chí Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai, các đại biểu của Đoàn đã tham gia ngày làm việc thứ 10, Kỳ họp tthứ 2, Quốc hội XV với nhiều ý kiến đối với Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế.

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Sùng A Lềnh chủ trì phiên thảo luận chiều 29/10

Trước đó, trong buổi sáng, Kỳ họp đã tiến hành phiên thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đầu phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội đã được nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Tờ trình về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Tiếp đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế; Báo cáo thẩm tra về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm. Bộ Tài Nguyên và Môi trường trình bày Tờ trình dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm, giai đoạn 2021-2025.

Đại biểu Hà Đức Minh phát biểu

 Tại phiên thảo luận ở tổ về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, đại biểu Hà Đức Minh nêu: “Cần đẩy mạnh cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Có giải pháp khắc phục hậu quả của đại dịch đối với những đối tượng, khu vực dễ bị tổn thương”. Theo đại biểu, chủ trương này đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội XI, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII tiếp tục xác định việc đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam, nên nền kinh tế cần đảm bảo thích ứng, có mức tăng trưởng hợp lý. “Cần đẩy mạnh cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Có giải pháp khắc phục hậu quả của đại dịch đối với những đối tượng, khu vực dễ bị tổn thương”. Theo đại biểu, chủ trương này đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội XI, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII tiếp tục xác định việc đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam, nên nền kinh tế cần đảm bảo thích ứng, có mức tăng trưởng hợp lý.

Tham gia vào phần nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh có ý kiến: “Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm hiệu quả, an toàn hệ thống, an ninh tiền tệ tín dụng, đồng thời thông qua tái cơ cấu, các tổ chức tín dụng phải hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trước tác động của dịch bệnh”. Và trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cần: “Đổi mới căn bản quản trị hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hướng số hoá, nền tảng số hóa cũng cần thiết được đẩy mạnh trong hệ thống thanh toán, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...”. Vì vậy cần “Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện khung khổ chính sách, công cụ quản lý nợ nước ngoài để đảm bảo tính năng động công tác vay nợ trong tình hình mới”. Trong khi đó, đòi hỏi: “Các bộ, ngành, địa phương chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư, đẩy mạnh giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư”.

Tại phiên thảo luận, đồng chí Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tham gia trực tiếp vào phần mục tiêu tổng thể của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Đại biểu cũng có ý kiến về cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết vùng thực chất, hiệu quả; Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương; Vấn đề sửa đổi các nội dung liên quan trong Luật Ngân sách nhà nước, Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng khuyến khích phối hợp nguồn lực giữa các địa phương nhằm thực hiện các mục tiêu chung.

Đồng chí Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến tham gia vào nội dung nâng cấp chuỗi giá trị dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu; phát huy yếu tố con người, giá trị văn hoá, truyền thống, lịch sử, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong cơ cấu lại nền kinh tế.

Tuấn Anh

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập