image banner
Nghị quyết liên lịch Quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Ngày 20/02/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết liên lịch Quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Nghị quyết này quy định về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; giải quyết, trả lời và giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.

Nghị quyết bao gồm VII chương 58 điều, cụ thể: Chương I những quy định chung. Chương II quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc tiếp xúc cử tri, trong đó quy định: Quyền và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Quyền và trách nhiệm của cử tri; Trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Trách nhiệm của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm của Thủ trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, tổ chức nơi đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri; Trách nhiệm của Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Trách nhiệm của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân cấp xã trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm của các cơ quan báo chí.

anh tin bai

Quang cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Chương III hoạt động, hình thức, nội dung tiếp xúc cử tri quy định: Hoạt động tiếp xúc cử tri; Hình thức, phương thức tiếp xúc cử tri; Nội dung tiếp xúc cử tri; Hội nghị tiếp xúc cử tri; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cùng tiếp xúc cử tri; Thành phần tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri; Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri; Tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp thường lệ của Quốc hội; Tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân; Tiếp xúc cử tri nơi cư trú; Tiếp xúc cử tri nơi làm việc; Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực; Tiếp xúc cử tri theo đối tượng của đại biểu Quốc hội; Tiếp xúc cứ tri ngoài địa bàn tỉnh, thành phố, nơi đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc chuyển sinh hoạt đến; Tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị bầu cử của đại biều Hội đồng nhân dân; Tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri; Tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp bất thường của Quốc hội, kỳ họp chuyên đề hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất của Hội đồng nhân dân; Tiếp xúc cử tri trực tuyến, tiếp xúc cử tri trực tiếp kết hợp với trực tuyến; Tiếp xúc cử tri trong tình hình thiên tai, dịch bệnh hoặc sự kiện bất khả kháng.

Chương IV tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri bao gồm: Tập hợp, tổng hợp, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử trì trước và sau kỳ họp bất thường của Quốc hội; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước; Tập hợp, tổng hợp, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri của Thường trực Hội đồng nhân dân; Tổng hợp nhận xét của cử tri thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Chương V trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri quy định: Trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của Quốc hội; Trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; Trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước; Trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương; Thời hạn giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri đối với hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Thời hạn giải quyết, trả lời cử tri, báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri đối với hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân; Công khai kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri;

Chương VI giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gồm: Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri; Trách nhiệm tham gia giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri; Xem xét kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp Quốc hội, kỳ họp Hội đồng nhân dân; Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận về nội dung kiến nghị của cử tri và Nhân dân; tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại báo cáo về công tác dân nguyện;

Chương VII điều khoản thi hành: Tổ chức thi hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tập hợp các kiến nghị, vướng mắc để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét, hướng dẫn. Kinh phí bảo đảm hoạt động tiếp xúc cử tri: Kinh phí tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật. Hiệu lực thi hành: Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13 -ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Nghị quyết số 753/2005/UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân./.

Ngân Hà  

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập