image banner
Ban Kinh tế - Ngân sách giám sát việc triển khai thực hiện đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh

Thực hiện kế hoạch công tác năm 2023, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã giám sát việc triển khai thực hiện đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai tại Hạt kiểm lâm huyện Bát Xát, thành phố Lào Cai và Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

anh tin bai

Đoàn giám sát kiểm tra thực địa chồng lấn tại thị xã Sa Pa

Tại các buổi làm việc, đoàn giám sát đã nghe đại diện lãnh đạo UBND, đại diện chủ rừng là tổ chức, lãnh đạo UBND các xã báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án, nêu những khó khăn hạn chế của địa phương, của chủ rừng và UBND xã trong phạm vi Đề án. Theo đó đến nay mới có 59/148 xã làm công tác chuẩn bị đạt 40% khối lượng giao; công tác rà soát, xác định ranh giới được 1.602km/9.491km, đạt 17% khối lượng giao; cắm mốc, đo đạc địa chính xác định tọa độ mốc và đường ranh giới sử dụng đất được 1922 mốc/8127 mốc, đạt tỷ lệ 23,6%; đối với diện tích bàn giao về cho địa phương quản lý mới chỉ thực hiện được hơn 1000ha đạt 5,3% khối lượng công việc giao, các nội dung trên mới thực hiện được ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên 6 xã, thành phố Lào Cai 14 xã, phường, huyện Bảo Yên 13 xã, huyện Si Ma Cai 10 xã, huyện Mường Khương 16 xã và 09 xã thuộc thị xã Sa Pa đã thực hiện giai đoạn trước... Bên cạnh những kết quả đạt được tại các địa phương trên thì việc triển khai các mục tiêu cụ thể của Đề án của các địa phương còn lại chậm tiến độ, hầu hết mới chỉ thực hiện được việc chọn đơn vị tư vấn, lập báo cáo thiết kế kinh tế kỹ thuật, đang tổ chức mời thầu thi công các gói thầu, các hạng mục mới, huyện Mường Khương mới triển khai được công tác chuẩn bị... Việc triển khai các nội dung công việc của Đề án chậm là do nhiều nguyên nhân, xuất phát từ việc giao đất cho các nông, lâm trường trước đây chỉ thực hiện trên bản đồ, không có vị trí lô, khoảnh cụ thể, nhiều đơn vị được giao đất, nhưng không nắm được vị trí cụ thể trên thực địa, dẫn đến khi triển khai công tác rà soát ranh giới gặp nhiều khó khăn do diện tích đất trồng lấn giữa các tổ chức và hộ gia đình, việc xác định nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, thời gian sử dụng đất để xác định chủ sở hữu chưa có biện pháp phù hợp để giải quyết dứt điểm. Do đó, khi lập xong phương án sử dụng đất thì có nhiều trường hợp không đủ điều kiện để thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây bức xúc kéo dài trong nhân dân.. làm việc với đoàn giám sát, các địa phương và các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường đều có kiến nghị chung về nguồn kinh phí cho đề án còn rất hạn chế, nhân lực con người ít, địa bàn quản lý quá lớn, sự phối hợp giữa người dân và tổ chức chưa hiệu quả, đặc biệt trên địa bàn tỉnh có rất ít đơn vị tư vấn chuyên ngành nên địa phương được giao làm chủ đầu từ có ít phương án lựa chọn đơn vị có năng lực triển khai, đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng chủ yếu đến tiến độ thực hiện Đề án...

Các thành viên Đoàn giám sát cũng đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn khi triển khai đề án tại địa phương, đưa ra những giải pháp, cách làm hay của địa phương như cần phải huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc, làm tốt công tác tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, các cơ quan chuyên môn cần nâng cao năng lực, thường xuyên sát sao, quan tâm đến việc triển khai thực hiện đề án, kịp thời cùng với các địa phương tháo gỡ những khó khăn ngay tại cơ sở.

Kết thúc các buổi làm việc, đồng chí Ngụy Phí Kiều Vân, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thống nhất với báo cáo giải trình của các cơ quan, đơn vị, lãnh đạo các xã tham dự buổi làm việc, giải đáp một số nội dung kiến nghị của các đại biểu và tiếp thu ý kiến tham gia; nghiên cứu, tổng hợp báo cáo, xin ý kiến Thường trực HĐND về kết quả giám sát theo quy định.

Trần Minh Kiên

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập