image banner
Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng Luật Thanh tra (sửa đổi)
Chiều ngày 10/5/2022, Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng Luật Thanh tra (sửa đổi). Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí Lý Bình Minh, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, các đại biểu Quốc hội công tác tại tỉnh; lãnh đạo Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo và Thanh tra các sở: Tài chính, Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Tư pháp, Giao thông, Vận tải - Xây dựng, Y tế, Tài nguyên và Môi trường; Thường trực UBND các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo phòng Thanh tra các huyện, thị xã, thành phố; đại diện Hội Luật gia tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Tại hội nghị, đồng chí Sùng A Lềnh đã giới thiệu về sự cần thiết xây ban hành Luật Thanh tra năm 2010 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011; sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật Thanh tra đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hoạt động thanh tra, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn như: Hoạt động thanh tra chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của các bộ, ngành, địa phương, chưa thể hiện thanh tra là công cụ đắc lực của cơ quan quản lý; sự phân định về phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra chưa rõ ràng, chưa phân biệt rõ giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước; quy định hình thức thanh tra, thời hạn thanh tra chưa phù hợp với tình hình thực tế; việc giám sát hoạt động Đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện; việc thu hồi tiền, tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích được phát hiện trong quá trình thanh tra và khắc phục kiến nghị xử lý sau thanh tra đạt tỷ lệ thấp; việc thực hiện kiến nghị trong các Kết luận thanh tra gặp khó khăn do chưa quy định cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có vi phạm, nhất là những người đứng đầu... một số nội dung gợi ý thảo luận tại Hội nghị.

Đ/c Nguyễn Thành Sinh, Chánh Thanh tra tỉnh phát biểu

Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 8 chương và 116 điều, gồm: Chương I. Những quy định chung (9 điều); Chương II. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra (27 điều); Chương III. Thanh tra viên (6 điều); Chương IV. Hoạt động thanh tra (57 điều); Chương V. Thực hiện kết luận thanh tra (6 điều); Chương VI. Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra (5 điều); Chương VII. Điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan thanh tra (3 điều); Chương VIII. Điều khoản thi hành (3 điều).

Đ/c Hoàng Văn Tuấn, Phó Giám đốc sở Tư pháp phát biểu

Đ/c Nguyễn Thị Thu Lan, Chánh Thanh tra Sở Tài chính phát biểu

Các đại biểu đã thảo luận, trao đổi những vấn đề về: Bố cục của dự thảo Luật (sửa đổi) gồm 08 chương và 116 điều; về nội dung cơ bản như trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính; tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực; Thanh tra viên; hoạt động thanh tra sửa đổi theo hướng quy định các bước tiến hành thanh tra chặt chẽ, cụ thể, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát và phân biệt với các hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước. Quy định việc xây dựng, ban hành Định hướng hoạt động thanh tra và kế hoạch thanh tra hằng năm nhằm bảo đảm hoạt động thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra và giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan kiểm tra, giám sát, kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể việc tiến hành thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước thông qua hoạt động của Đoàn thanh tra; dự thảo Luật bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác thanh tra hiện nay như việc sửa đổi, bổ sung Kế hoạch tiến hành thanh tra; việc tạm dừng cuộc thanh tra; việc đình chỉ cuộc thanh tra… Quy định việc xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra; quy định việc xây dựng và ban hành Kết luận thanh tra, trong đó quy định việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra phải bảo đảm chất lượng, chính xác, khách quan. Nếu vụ việc phức tạp hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, Người ra quyết định thanh tra báo cáo, xin ý kiến bằng văn bản Thủ trưởng cơ quan quản lý trước khi ký Kết luận thanh tra...; về thực hiện kết luận thanh tra; phối hợp trong hoạt động thanh tra và việc xử lý chống chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, giữa thanh tra và kiểm toán nhà nước; về Thanh tra nhân dân...

Đ/c Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, đồng chí Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến tham gia, thảo luận của các đại biểu và khẳng định đây là nguồn thông tin, luận cứ quan trọng, giúp Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia góp ý Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Hoàng Linh

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập