Tăng cường giám sát để thúc đẩy xây dựng xã hội học tập hiệu quả
Xã hội học tập (XHHT) là một xã hội mà mọi người đều được học, cần phải học và tự giác học thường xuyên, học suốt đời; mọi người được tiếp cận những cơ hội học tập thuận lợi và lấy tự học cùng với ý chí, nghị lực phấn đấu kiên trì của mình là chính để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội; mọi người không phân biệt tuổi tác, ngành nghề, trình độ đều thấy học tập là nhu cầu của cuộc sống, luôn cần phải học và học suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc. Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo và triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2022-2030”. 

Đ thúc đẩy xây dựng xã hội học tập hiệu quả rất cần các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND các cấp tiếp tục tăng cường giám sát công tác triển khai thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập, trong đó tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: 

Thứ nhất, tăng cường giám sát công tác tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa, tác dụng của việc học tập suốt đời, xây dựng XHHT như xây dựng các chuyên đề trên phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, tổ chức các hội thảo, diễn đàn về HTSĐ và xây dựng XHHT. Phát động phong trào thi đua học tập thường xuyên, HTSĐ nhằm thúc đẩy việc học tập trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư. Nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “cộng đồng học tập” và “đơn vị học tập” theo hướng thiết thực, hiệu quả, nhằm phát triển mạnh hơn nữa phong trào HTSĐ trong mọi gia đình, dòng họ, cộng đồng.

anh tin bai

Giờ hoạt động ngoại khóa của học sinh

Thứ hai, củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên và các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường. Rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở GDTX. Trên cơ sở đó quy hoạch lại mạng lưới phù hợp với thực tế. Nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên sau khi sáp nhập. Củng cố mô hình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng theo hướng kết hợp với nhà văn hóa, thư viện, bưu điện văn hóa xã. Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng dạy và học. Xem xét nghiên cứu, thí điểm mỗi đơn vị cấp huyện có từ 2 đến 3 mô hình trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững để làm điểm cho các trung tâm học tập cộng đồng nghiên cứu, học tập để xem xét, nhân rộng. Mở rộng mạng lưới quy mô hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư tham gia hoạt động, đầu tư, thành lập các trung tâm ngoại ngữ - tin học.

Thứ ba, đổi mới việc quản lý nhà nước đối với việc xây dựng XHHT. Các cơ quan quản lý, các cơ sở giáo dục đóng vai trò là người tổ chức phát động phong trào học tập thường xuyên, HTSĐ; tăng cường phân cấp quản lý trung tâm GDNN-GDTX theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trung tâm học tập cộng đồng phù hợp với thực tế theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường hiệu lực quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ - tin học, bảo đảm tất cả các trung tâm hoạt động theo đúng quy chế và các quy định của pháp luật. Chú trọng giám sát các cơ sở liên kết đào tạo, kể cả liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài.

Thứ tư, đổi mới chương trình GDTX theo hướng linh hoạt, mềm dẻo đáp ứng nhu cầu của người học. Xây dựng chương trình xóa mù chữ và biên soạn tài liệu học tập hướng tới các đối tượng người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em gái, người lao động nghèo, người khuyết tật để bảo đảm người học có các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc viết, tính toán; giúp người học có các cơ hội tiếp cận với các bậc học cao hơn, thoát khỏi cuộc sống nghèo khó, lạc hậu. Phát triển chương trình, tài liệu học tập theo hướng đa dạng phù hợp với tính chất vùng miền, nhu cầu và đặc điểm của người học; đa dạng hóa các hình thức học tập, người học có thể học theo hình thức tập trung, không tập trung, tự học, tự học có hướng dẫn, học tập qua intnet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy và học, phát triển học liệu điện tử và xây dựng các hệ thống học trực tuyến hỗ trợ cho học viên có thể học từ xa, tạo điều kiện cho người học có thể HTSĐ.

Thứ năm, xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng thỉnh giảng và cán bộ quản lý cho GDTX. Đối với giáo viên cơ hữu chỉ cần có số lượng tối thiểu đủ để tổ chức và quản lý các lớp học, số còn lại là giáo viên hợp đồng thỉnh giảng. Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên của các cơ sở GDTX có đủ trình độ và năng lực về điều tra nhu cầu học tập, xây dựng chương trình học, tổ chức lớp học, vận động sự tham gia của cộng đồng... Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trung tâm GDNN-GDTX đáp ứng nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội cán bộ, công chức và giáo viên.

Thứ sáu, huy động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia xây dựng XHHT. Củng cố, kiện toàn và tăng cường công tác chỉ đạo của ban chỉ đạo xây dựng XHHT ở các cấp nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng XHHT. Đưa việc xây dựng XHHT và HTSĐ vào nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hoạt động, thi đua hằng năm và từng giai đoạn của các ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức và doanh nghiệp. Hằng năm tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo ban chỉ đạo theo quy định. Phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể và các huyện. Tất cả các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội đều có trách nhiệm cung ứng HTSĐ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc ngành mình được HTSĐ.

Thứ bảy, xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích người học. Các sở, ban, ngành phải có quy định về việc học tập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; hằng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, thúc đẩy việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng của cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới cơ chế tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Chính quyền địa phương cần tác động với chủ doanh nghiệp để hỗ trợ công nhân tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp mà không ảnh hưởng đến công việc, đến thu nhập của công nhân lao động. Các thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ cần có những dịch vụ học tập để người học thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin, tri thức mới, công nghệ mới...

Nội dung trọng tâm trên được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện một các thường xuyên liên tục chắc chắn sẽ thúc đẩy phong trào thi đua học tập thường xuyên, HTSĐ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư thực sự hiệu quả.

Lưu Thị Hiên

Trưởng Ban Văn hóa - hóa - Xã hội HĐND tỉnh
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập