Đảng bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trong công tác lãnh đạo nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng

Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, lịch sử chính quyền địa phương là nhiệm vụ chính trị quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đoàn HĐND tỉnh, Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh (Đảng ủy Khối) công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, lịch sử chính quyền địa phương Đảng bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lào Cai (Đảng bộ Văn phòng) đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và Chỉ thị số 40/CT-TU ngày 6/6/2018 của Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh Lào Cai  và quy định số 1397-QĐ/TU ngày 25/12/2019 của Tỉnh ủy Lào Cai về nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng, lịch sử sở, ban, ngành, địa phương.

         Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và sự cần thiết của công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng, lịch sử sở, ban, ngành, địa phương. Đảng bộ Văn phòng đã tập trung lãnh đạo quán triệt đầy đủ các Chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy Lào Cai và các văn bản, kế hoạch chỉ đạo Đảng ủy Khối đến cán bộ, đảng viên công chức và người lao động ở Đảng ủy Văn phòng. Qua đó, góp phần ghi lại những chặng đường lịch sử đấu tranh vẻ vang của toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân Lào Cai, nêu bật những thành tựu cách mạng, tổng kết thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm, xây dựng Đảng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Trong đó mới nhất phải kể đến là Kế hoạch số 241-KH/TU ngày 25/12/2023 của Tỉnh ủy Lào Cai và Kế hoạch số 194-KH/ĐUK ngày 23/01/2024 của Đảng ủy Khối về nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng năm 2024. Đảng ủy coi trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Tổ chức các buổi tọa đàm ôn lại truyền thống lịch sử; tích cực hưởng ứng và tham gia các cuộc thi viết, thi trắc nghiệm tìm hiểu về lịch sử đảng bộ, lịch sử truyên thống của các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền thông qua hệ thống báo cáo viên, các buổi sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, sinh hoạt chuyên đề nhân dịp kỷ niệm các sự kiện chính trị, các ngày lễ, ngày truyền thống. Cùng với công tác tuyên truyền đã chủ động đấu tranh, phê phán, phản bác lại các thông tin sai lệch về lịch sử, các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc lịch sử đảng, lịch sử truyền thống cách mạng. Điểm nổi bật ở Đảng bộ Văn phòng trong thời gian qua là đã chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức xây dựng kế hoạch, sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn và đã phát hành cuốn Lịch sử chính quyền địa phương tỉnh Lào Cai (1946-2021). Hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng, lịch sử sở, ban, ngành, địa phương đúng theo Quy định số 1397-QĐ/TU ngày 25/12/2019 của Tỉnh ủy Lào Cai.

           Trong quá trình triển khai luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm tạo điều kiện, đầu tư đảm bảo về kinh phí và các điều kiện để thực hiện, được sự giúp đỡ tạo điều kiện của các địa phương trong tỉnh và các tỉnh thành phố trong nước như: Tỉnh Yên Bái, tỉnh Lai Châu và thành phố Hà Nội. Đồng thời đã khai thác một khối lượng lớn tài liệu gốc bằng tiếng Việt từ Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3; Lưu trữ Trung ương. Đặc biệt là khai thác, sưu một khố lượng tài liệu tiếng Pháp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, các thư viện quốc gia...Công tác hướng dẫn quy trình, cách thức tổ chức nghiên cứu, biên soạn, thẩm định được triển khai kĩ lưỡng. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kịp thời hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác biên soạn lịch sử và kết nối, giới thiệu những người có khả năng, kinh nghiệm tham gia vào các cuộc hội thảo. Quá trình tổ chức, triển khai nghiên cứu, biên soạn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo sát sao, có sự tham gia đông đảo các nhà khoa học lịch sử, các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ chủ chốt và nhân chứng lịch sử. Từ đó, đóng góp, bổ sung nhiều tư liệu, sự kiện có giá trị, làm rõ hơn những vấn đề lịch sử chính quyền địa phương của tỉnh. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, khách quan về chính quyền địa phương Lào Cai từ 1946 đến 2021. Cuốn sách đã phục dựng lịch sử chính quyền địa phương tỉnh Lào Cai trong 75 năm một cách khách quan, toàn diện, đa tuyến, góp phần nâng cao nhận thức về lịch sử tỉnh Lào Cai đảm bảo tính khách quan, toàn diện; khắc phục các nhận thức phiến diện, lệch lạc về lịch sử; cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định chính sách và đấu tranh với các hiện tương bóp méo hoặc xuyên tạc lịch sử chính quyền địa phương dưới mọi hình thức. Cuốn sách làm tài liệu cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về lịch sử xây dựng và phát triển của chính quyền địa phương tỉnh Lào Cai trên các lĩnh vực qua đó góp phần giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng quê hương Lào Cai ngày càng giàu mạnh.

        Để tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống trong thời gian tới, Đảng ủy Văn phòng để ra một số giải pháp chủ yếu thực hiện sau:

        Một là, tiếp tục triển khai, quán triệt, tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy Lào Cai và Đảng ủy Khối.

         Hai là, tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đưa nội dung lịch sử chính quyền địa phương lồng ghép giảng dạy trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cụ thể trên địa bàn tỉnh, để góp phần giáo dục đảng viên và quần chúng, làm cho họ tự hào và tin tưởng, có thêm năng lực và kinh nghiệm để làm nên những sự nghiệp vĩ đại hơn nữa.

         Ba là, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về các sự kiện lịch sử. Chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử: Bởi lẽ, truyền thống lịch sử dẫu lâu đời đến mấy, dẫu anh hùng vĩ đại và có sức hấp dẫn lớn đến mấy vẫn có thể bị mai một nếu như không được kế thừa, giữ gìn, phát huy. Bác Hồ dạy rằng: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Muốn làm được điều đó thì công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ là rất cần thiết.

Ngô Hữu Tường

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập