Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, đề nghị nghiên cứu, cân nhắc thêm về việc đổi “thẻ căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”
Chiều ngày 22/6, Quốc hội thảo luận tập trung tại Hội trường về dự án Luật Căn cước. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh thay mặt Đoàn ĐQBH tỉnh Lào Cai tham gia ý kiến tại hội trường.
anh tin bai

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu tại hội trường

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, nhất trí cao về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Căn cước góp ý v tên gọi thẻ căn cước, đại biểu cho rằng, theo dự thảo Luật thì thẻ “Căn cước” sẽ được thay thế cho thẻ “Căn cước công dân” quy định trong Luật hiện hành, về bản chất thẻ Căn cước được quy định trong dự thảo Luật vẫn là thẻ Căn cước công dân đang được cấp hiện nay, đều là giấy tờ tùy thân của Công dân Việt Nam do cơ quan quản lý căn cước cấp. Theo báo cáo của Chính phủ đến nay thẻ Căn cước công dân đã cấp cho gần 80 triệu công dân đây là một số lượng rất lớn và trên thực tế người dân đã quen với tên gọi này. Thời gian qua, Nhà nước ta đã thực hiện một số lần thay đổi thẻ này, theo dự thảo Luật thay đổi thành thẻ Căn cước, trong khi vẫn cho phép dùng Thẻ Căn cước công dân cho đến khi hết thời hạn hoặc khi công dân có nhu cầu thay đổi. Bên cạnh đó, tên gọi thẻ Căn cước công dân đã được sử dụng trong rất nhiều văn bản luật và dưới luật, nên việc đổi tên thành thẻ Căn cước trong khi thẻ Căn cước công dân quy định tại các văn bản này vẫn có hiệu lực sẽ dẫn đến sự không thống nhất trong các quy định của pháp luật. Do đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu, cân nhắc thêm về việc đổi tên thành thẻ Căn cước.

Về việc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước, đây là vấn đề mới liên quan đến việc thu thập, khai thác, sử dụng và bảo vệ thông tin cá nhân, bí mật riêng tư, bí mật gia đình mà theo quy định của Bộ luật Dân sự cần được bảo vệ. Đề nghị Chính phủ làm rõ phương thức tích hợp và có giải pháp chỉ cấp quyền đọc thông tin tích hợp trong thẻ Căn cước phù hợp với yêu cầu quản lý, giao dịch của công dân trong từng trường hợp cụ thể để bảo đảm bí mật đối với những thông tin không trực tiếp liên quan đến yêu cầu quản lý, giao dịch cụ thể đó khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền truy cập, sử dụng thông tin này

Về quy định cấp thẻ Căn cước cho công dân dưới 14 tuổi, về nguyên tắc, căn cước là thông tin về nhân thân lai lịch, đặc điểm nhận dạng và sinh trắc học của một người nhưng đối với trẻ em dưới 14 tuổi, do nhận thức về bảo vệ thẻ, bảo mật thông tin còn hạn chế nên dễ làm mất thẻ Căn cước, lộ lọt thông tin cá nhân. Do đó, đề nghị cân nhắc thêm về quy định này cho phù hợp với các quy định pháp luật khác.

Về căn cước điện tử, việc quy định về Căn cước điện tử trong văn bản Luật là cần thiết, uy nhiên, Nghị định 59/2022/NĐ-CP mới có hiệu lực đến nay được gần 06 tháng, chưa đủ thời gian để có thể tổng kết, đánh giá xem xét tính phù hợp với thực tiễn, chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện. Do đó, đề nghị đánh giá, lựa chọn kỹ nội dung đưa vào Luật Căn cước để bảo đảm tính khả thi.

Đào Lê Huy

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập