image banner
Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri để đại biểu HĐND thực sự là người đại diện của nhân dân

Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyên vọng của cử tri ở địa phương. Hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT) là hoạt động chủ yếu của đại biểu HĐND trong việc giữ mối liên hệ với cử tri, là trách nhiệm đem tiếng nói của cử tri đến diễn đàn HĐND thông qua các kỳ họp. Đại biểu HĐND là người đại diện nhân dân để quyết định những vấn đề quan trọng. Thông qua ý kiến cử tri tại các buổi tiếp xúc, đại biểu đề xuất các chuyên đề giám sát cho Tổ đại biểu, Ban và Thường trực và HĐND. Đổi mới TXCT của HĐND là vấn đề hết sức quan trọng đang đặt ra cho hoạt động của HĐND và từng đại biểu trong giai đoạn hiện nay.

Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác tham gia xây dựng chính quyền ở địa phương, những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai rất quan tâm đến hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp. Khi Quốc hội và Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa ban hành văn bản hướng dẫnTXCT. Mặc dù trước đó Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và Quy chế về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND và UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp có một số hướng dẫn cách thức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp, tuy nhiên đến tháng 7 năm 2015, Luật tổ chức HĐND và UBND được thay thế bằng Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng không còn hiệu lực. Năm 2016, Lào Cai kết thúc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận phương, do đó các địa biểu HĐND huyện, phường không tránh khỏi những lúng túng trong hoạt động. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác TXCT trong hoạt động của HĐND, ngay từ đầu nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2016 - 2021 Thường trực HĐND tỉnh đã thống nhất với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng và ban hành hướng dẫn việc tổ chức TXCT của đại biểu HĐND các cấp tỉnh Lào Cai, sang nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo sự thống nhất trong việc tổ chức TXCT của đại biểu HĐND các cấp trong tỉnh; trách nhiệm và cơ chế phối hợp của đại biểu HĐND; Tổ đại biểu HĐND; Thường trực HĐND; UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai và các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn, các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện TXCT và tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri, đồng thời chủ động đề ra nhiều giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động TXCT. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của Thường trực HĐND, Ban, Tổ đại biểu và địa biểu HĐND, trách nhiệm của Ban thường trực UBMTTQ các cấp trong tổ chức TXCT. Theo Quy chế hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai, việc TXCT của đại biểu HĐND được quy định rõ thời gian, và quy trình tổ chức TXCT.

Cử tri phát biểu ý kiến

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hình thức TXCT: Trước và sau các kỳ họp thường lệ, TXCT chuyên đề theo ngành, lĩnh vực... Tuy nhiên, hình thức TXCT chủ yếu vẫn là trước và sau mỗi kỳ họp thường kỳ HĐND theo hình thức hội nghị; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng còn ít được tổ chức và đã có hình thức tiếp xúc cử tri trực tuyến để thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19. Hoạt động tiếp xúc cử tri luôn có sự sáng tạo đổi mới, qua các buổi tiếp xúc đại biểu HĐND đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là cầu nối giữa cử tri với cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Công tác tổng hợp kiến nghị của cử tri đã được Thường trực HĐND tỉnh quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn HĐND các cấp trong tỉnh. Trên cơ sở đó, việc tập hợp, tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri từng bước đã đi vào nền nếp, cơ bản kịp thời, đầy đủ và phân loại theo lĩnh vực, cơ quan có thẩm quyền giải quyết; chất lượng báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri từng bước được nâng lên. Công tác theo dõi, đôn đốc việc trả lời, giải quyết ý kiến kiến nghị cử tri được thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND thường xuyên thực hiện giám sát, các Ban HĐND thẩm tra việc giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri; công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri và xem xét giải quyết các kiến nghị phức tạp, kéo dài được thực hiện tương đối tốt. Kết quả giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cử tri.

 Tuy nhiên hình thức chủ yếu khi TXCT là hội nghị cử tri, do đó hiện tượng cử tri "chuyên nghiệp” mà "đại biểu kiêm nhiệm” vẫn còn xảy ra. Kỹ năng TXCT của đại biểu chưa thực sự tốt, một số ít đại biểu còn trông chờ vào đề cương gợi ý do Thường trực HĐND chỉ đạo Văn phòng chuẩn bị, nên khi cử tri hỏi lại ngoài "kịch bản” là lúng túng, khiến cử tri chưa đồng thuận cao. Hình thức TXCT chưa phong phú đa dạng, những ý kiến của cử tri trên mạng xã hội, trên Internet chưa được chú ý. Bên cạnh đó việc giải quyết kiến nghị của cử tri chưa thực sự đi vào chiều sâu. Cơ quan hành chính trả lời ý kiến cử tri là coi như vấn đề cử tri nêu ra đã giải quyết xong. Những năm qua, HĐND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các Ban, Tổ đại biểu HĐND giám sát thường xuyên việc trả lời và giải quyết ý kiến cử tri của UBND các cấp. Qua các đợt giám sát, đã có nhiều kiến nghị về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và đã được UBND tỉnh Lào Cai tiếp thu, chỉ đạo các ngành các cấp giải quyết.

Đối mới hoạt động TXCT của đại biểu HĐND, thứ nhất cần phải quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của Thường trực HĐND, tổ và đại biểu HĐND khi thực hiện nhiệm vụ này. Trách nhiệm tham gia hoạt động TXCT của UBND ở cả hai phương diện: Tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri phải là lãnh đạo UBND, bởi lãnh đạo UBND mới có đủ thẩm quyền để giải quyết ngay những ý kiến cử tri có thể chỉ đạo, giải quyết ngay tại cuộc tiếp xúc cử tri. Thứ hai, UBND có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời các kiến nghị của cử tri về hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND, Chủ tịch UBND; kiến nghị liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các quyết định của UBND; kiến nghị liên quan đến công tác quản lý của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp và các kiến nghị do Thường trực Hội đồng nhân dân chuyển đến. UBND cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giải quyết trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ họp trước, báo cáo UBND, để tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp thường lệ sau đó. Mặt khác cần quy định rõ chế tài việc các cấp các ngành không xử lý, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, gây bức xúc cho nhân dân...

Sự gắn bó của đại biểu HĐND với cử tri địa phương bầu ra như cá gắn bó với nước. Muốn nâng cao được chất lượng TXCT trước hết người đại biểu phải tự học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng. Đổi mới công tác TXCT là làm thế nào để cử tri nói thật những tâm tư, nguyện vọng của mình. Với vai trò người đại diện, đại biểu HĐND sẽ chuyển tải các ý kiến của cử tri đến với các cơ quan quản lý nhà nước để được giải quyết nhanh nhất. Từ đó, thực vai trò đại diện của HĐND, của đại biểu HĐND được nâng cao và là thước đo tính hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp.

                                                                                              Ngô Quyền

Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập