Một số kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2022 ở xã Pa Cheo
Pa Cheo là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bát Xát, toàn xã có tổng số 624 hộ với 3041 nhân khẩu, dân số chiếm 99,6% là dân tộc Mông, còn lại là dân tộc khác, được phân bố ở 5 thôn; theo số liệu điều tra năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo là 482/624  chiếm 77,24%, cận  hộ nghèo 77/624 chiếm 12,33%; thời tiết diễn biến bất thường, mưa đá, rét đậm rét hại, thiên tai dịch bệnh, dịch bệnh Covid-19...ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, với sự đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy trong lãnh đạo điều hành, sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, các thôn nên tình hình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn duy trì ổn định. Điển hình như về phát triển kinh tế cây ngô vụ xuân đã hoàn thành kế hoạch giao 145 ha; lúa mùa đến nay nhân dân đã cấy được 95% diện tích, tiếp tục chỉ đạo dân thực hiện cấy hết diện tích ruộng theo đúng khung thời vụ; tiếp tục trồng 4 ha su su tại thôn Séo Pa Cheo đang giai đoạn cho quả, thu hoạch tốt; 2 ha đao giềng; 5 ha dược liệu; trên 50 ha lê tai nung, trong đó duy trì 21,9 ha đã cho thu hoạch là 4 ha, trồng mới 20 ha; trồng 20 ha đào... Công tác quản lý và bảo vệ rừng được triển khai tích cực, thường xuyên tổ chức tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhân thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; đã tổ chức tuần tra canh gác, kịp thời phát hiện và huy động lực lượng tham gia khi có cháy rừng xảy ra và phát hiện xử lý những trường hợp cố tình vi phạm luật bảo vệ rừng. Công tác phát triển rừng, Đảng ủy chỉ đạo UBND xã và các ban ngành đoàn thể xã tăng cường vận động nhân dân chăm sóc 1.485,34 ha rừng giao khoán. Triển khai trồng rừng sản xuất năm 2022 tổng diện tích  trồng 40 ha; phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát làm việc với xã Ngũ Chỉ Sơn, huyện Sa Pa thống nhất xác định ranh giới diện tích rừng trồng phồng hộ khu vực giáp ranh giữa 2 xã. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, tình hình đàn gia súc ổn định, không có dịch bệnh xảy ra.  Cụ thể: Đàn trâu 660/678 con đạt 97% KH; Đàn bò 28/32 con đạt 87,5% KH; đàn ngựa 102/116 con đạt 87,93% KH; đàn lợn thực hiện 1.434/1.700 con đạt 84,35% KH) đàn dê 172/190 con đạt 90,52% KH; đàn gia cầm 5.268/6090 con đạt 86,5% so KH; năm 2022 đăng ký mới được 5 mô hình cụ thể: Mô hình trồng su su  tại thôn Séo Pa Cheo; mô hình nuôi cá nước lạnh tại thôn Bản Giàng; mô hình nuôi lợn đen  bản địa tại thôn Tả Pa cheo; mô hình nuôi ngựa sinh sản tại chi đoàn Kin Sáng Hồ; mô hình Cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, phụ nữ không sinh con trước 18 tuổi tại Tả Lèng. Năm học 2021 - 2022, tỷ lệ chuyên cần 3 cấp học duy trì tương đối ổn định (Cấp Mầm non đạt từ 96-99%; trường Tiểu học tỉ lệ chuyên cần đạt 97-99%; THCS tỷ lệ chuyên cần 95-96%); chỉ đạo các trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2021-2022; tổ chức tổng kết năm học 2021-2022, thực hiện tốt công tác phân luồng hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS và thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân trong tình hình dịch bệnh Covid - 19 phức tạp, công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng cường triển khai thực hiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục như: Kinh tế - xã hội chậm phát triển, sản xuất nông, lâm nghiệp còn nhỏ lẻ, giá trị sản xuất nông nghiệp không cao, chưa hình thành được vùng sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế, thiếu đồng bộ, giá thành sản phẩm nông sản bấp bênh; Toàn bộ diện tích cây lê không có nguồn nước tưới, do vậy tốc độ phát triển chậm; một bộ phận nhân dân còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chế độ chính sách của nhà nước; tình trạng hoạt động tôn giáo còn tiềm ẩn nhiều phức tạp; do tình hình dịch bệnh COVID-19, lao động đi làm ăn xa trở về địa phương mất nguồn thu nên cuộc sống sinh hoạt khó khăn, các dịch vụ bán lẻ hàng hóa chậm; Văn hóa xã hội còn nhiều tồn tại; tỷ lệ chuyên cần, chất lượng giáo dục còn chưa bền vững; các hoạt động VHVN-TDTT còn chưa được phát huy, công tác cải tạo hủ tục lạc hậu còn chậm thay đổi; một bộ phận cán bộ chuyên môn, đoàn thể còn hạn chế, công tác tuyên truyền vận động quần chúng còn lúng túng, phương pháp, nội dung tuyên truyền thiếu tính thuyết phục; một số công trình chậm được đầu tư như điện lưới cho các cụm dân cư, đường GTNT, mặt bằng cho sắp xếp dân cư, xây dựng trường lớp,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ của Cấp ủy, Chính quyền xã; xây dựng nông thôn mới còn một số nội dung tiêu chí rất khó khăn như đường giao thông, điện, nước...Để tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong những tháng cuối năm 2022, rất cần cấp ủy chính quyền thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, áp dụng tiếp bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước và từng bước xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu, tự cung, tự cấp. Tranh thủ các nguồn lực khuyến khích nhân dân, các nhóm đối tượng có cùng sở thích phát triển các mô hình kinh tế mới mang tính hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn của thị trường; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền từ xã đến thôn, phát huy điều kiện tự nhiên của địa phương.

Đ/c Lý Bình Minh, Phó chủ tịch HĐND tỉnh làm việc tại xã Pa cheo

Thứ hai, xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch xã thời kỳ 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm theo hướng xác lập và phát huy vai trò, vị trí trung tâm của xã; hàng năm xây dựng kế hoạch theo từng lĩnh vực chi tiết, bài bản sát với thực tiễn; phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên phụ trách từng thôn, từng nhóm hộ, từng hộ cụ thể để vận động, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo.

Thứ ba, phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh; tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo các tập quán lạc hậu, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, trọng tâm là tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tập quán trong việc cưới, việc tang của đồng bào; thực hiện tốt và đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng theo đúng quy định. Phối hợp với các cấp, các ngành, chuyển đổ cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; chuyển đổi một số loại cây dược liệu dưới tán rừng trồng thay thế, xen kẽ vào diện tích cây chủ lực để tăng thu nhập cho nhân dân.

Thứ tư, tập trung, quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tranh thủ các nguồn lực đầu tư, nhất là đối với các dự án, Chương trình MTQG, công trình giao thông nông thôn đến trung tâm thôn, điện sinh hoạt cho các nhóm hộ dân, nước sạch và vệ sinh môi trường, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.

Thứ năm, tiếp tục đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành; giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân kết hợp với phát huy trí tuệ tập thể, tính năng động, có tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, có trách nhiệm với nhân dân, với cộng đồng của mỗi cán bộ, đảng viên; phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

                                                                     Nguyễn Thanh Bình

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập