image banner
Đại biểu Hà Đức Minh phát biểu tại Tổ thảo luận về Luật Công đoàn sửa đổi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu Hà Đức Minh đã phát biểu tại Tổ thảo luận về Luật Công đoàn sửa đổi. Sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật, cùng với sụ phát triển của tổ chức và hoạt động công đoàn đã bộc lộ những hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của thực tiễn...

Đại biểu đề nghị một số vấn đề: Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của pháp luật còn hẹp so với sự phát triển nhanh, đa dạng của lực lượng lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn; hệ thống tổ chức, phân công phân cấp phân quyền, công tác tổ chức cán bộ còn bất cập chưa phù hợp với thực tiễn; một số quy định về tài chính công đoàn còn chung chung, chưa rõ cơ chế giám sát; cơ chế bảo đảm thực thi quyền công đoàn cũg như cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn chưa đầy đủ và cụ thể, tính khả thi chưa cao. Trong khi đó, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức công đoàn còn dàn trải, chưa tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, đẫn tới tình trạng một số nơi vai trò của tổ chức công đoàn còn mờ nhạt. Bên cạnh đó, do Luật Công đoàn được ban hành trước khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua, nên có những quy định của Luật Công đoàn chưa hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp, và trong những năm gần đây Quốc hộ đã sửa đổi, banh hành nhiều luật có liên quan đến quyền, lợi ích của nguồi lao động và ổ chức công đoàn, như: Luật Việc làm 2013, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Thực hiện dân chủ cơ sở năm 2022, Luật Nhà ở năm 2023, đặc biệt Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua tháng 9/2019 có hiệu lực từ 01/01/2021, với nhiều nội dung mới về quan hệ lao động, về quyền công đoàn tại doanh nghiệp, với nhiều khác biệt so với quy định của Luật Công đoàn. Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012 là rất cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về tổ chức công đoàn, nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới và hội nhập quốc tế; tạo cơ sở cho sự đổi mới và nâng cao vị thế, hiệu quả của tổ chức công đoàn với vai trò là tổ chức đại diện lớn nhất, tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động trong thực hiện nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững...

Nguyễn Hữu Vinh

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập