Đại biểu Lê Thu Hà phát biểu tại hội trường về việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và công tác chăm sóc trẻ em với điều kiện kinh tế xã hội khó khăn
Tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017. Đại biểu Lê Thu Hà phát biểu tại phiên thảo luận về việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và công tác chăm sóc trẻ em với điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Thứ nhất, về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, trung học cơ sở trên 95%, trung học phổ thông trên 60% và người từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông trên 90%. Để đạt được mục tiêu này trong 3 năm tới, ngoài việc thực hiện các nội dung như chương trình mục tiêu đặt ra chủ yếu là đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học thì sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là hết sức cần thiết. Ngành Nội vụ và các cấp chính quyền cần quan tâm đến đội ngũ giáo viên ở miền núi cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc đều thiếu số lượng giáo viên so với định biên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do vậy, một số địa phương chỉ ưu tiên mở các lớp 5 tuổi để chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp 1, ưu tiên giáo viên để dạy cấp tiểu học và trung học cơ sở. Điều này đã đặt trẻ em từ 0 đến 2 và 3 đến 4 tuổi ở vùng sâu, vùng xa đối diện với nguy cơ khó có khả năng đến trường. Trong khi lộ trình tinh giản biên chế giai đoạn 2022 - 2026 vẫn thực hiện tinh giản 10% và tinh giản cả với đội ngũ giáo viên.

Đại biểu Lê Thu Hà phát biểu tại hội trường

Thực tế cho thấy với số lượng biên chế thời điểm cuối năm 2021, ngành giáo dục các tỉnh miền núi đã phải căng hết sức mới đảm trách được nhiệm vụ. Nếu tiếp tục cắt giảm 10% trong giai đoạn tới sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ học sinh chuyên cần chất lượng phổ cập giáo dục miền núi, tiểu học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Mặt khác, do điều kiện kinh tế - xã hội của vùng còn rất khó khăn nên dư địa để đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao tỷ lệ tự chủ tài chính, giảm số người hưởng lương từ ngân sách của các đơn vị sự nghiệp công lập ở các tỉnh, địa phương miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không có nhiều. Đề nghị Chính phủ khi giao chỉ tiêu giảm biên chế trong giai đoạn tới không cào bằng tỷ lệ 10% đối với các tỉnh miền núi vùng cao. Ngoài ra, việc duy trì sĩ số học sinh của các lớp học, cấp học ở các trường miền núi cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng. Nếu chỉ riêng tuyên truyền, vận động của ngành giáo dục, các thầy cô giáo vẫn chưa đủ, cần có sự vào cuộc của hệ thống chính trị tại các cơ sở thông qua công tác vận động, cơ chế giám sát và chế tài cụ thể, phát huy vai trò của đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản và người có uy tín trong thực hiện. Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh các xã khu vực III hoàn thành nông thôn mới trở về xã khu vực I. Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định 116/2016 theo hướng có chế độ hỗ trợ cho học sinh ở xã khu vực I mức hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở, 10 kg gạo/tháng/học sinh và được hưởng không quá 9 tháng/năm học nhằm duy trì các trường phổ thông dân tộc bán trú, huy động tối đa học sinh học tại trường chính, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Thứ hai, về công tác chăm sóc trẻ em với điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đại biểu phân tích, suy dinh dưỡng là một bệnh được liệt kê trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới và là một bệnh có thể phòng ngừa và điều trị chuẩn bị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng. Đây là bệnh có nguy cơ tử vong cao gấp tới 20 lần so với trẻ bình thường, đủ dinh dưỡng; đồng thời, trẻ còn bị ảnh hưởng lâu dài đến phát triển trí tuệ, thể chất, khả năng học tập, rộng hơn là ảnh hưởng đến các chi phí của gia đình, xã hội và quốc gia.

Đại biểu chỉ ra rằng, số trẻ suy dinh dưỡng nặng cấp tính chiếm khoảng 0,5 dân số và các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số khác. Việc phòng và điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng là một trong những mục tiêu chính của Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021- 2030 và các chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có chính sách cũng như nguồn tài chính từ ngân sách Trung ương hoặc địa phương cho các can thiệp quản lý, lồng ghép suy dinh dưỡng cấp tính và hậu quả là có tới 90 % các trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng, không được điều trị.

Để mở rộng can thiệp này trên phạm vi toàn quốc, đại biểu đề nghị cần luật hóa việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng với cơ chế chi trả tiền vững thông qua quỹ bảo hiểm y tế. Đồng thời xem xét bố trí ngân sách riêng cho nội dung bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em miền núi. Vì suy dinh dưỡng cấp tính nặng chỉ có thể được điều trị hiệu quả bằng cách sử dụng các sản phẩm dinh sự chuyên biệt được kê đơn chiều hướng dẫn của cơ sở y tế. Luật hóa can thiệp điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng của trẻ em cũng chính là để can thiệp này được thực hiện tại các cơ sở y tế thuận lợi và có kết quả nhất trong điều trị suy dinh dưỡng trẻ em, thể hiện tính ưu việt của xã hội.

Lê Thu Hà

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập