Đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh góp ý đối với dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) và dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)
Tại phiên họp thảo luận Tổ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 10/11, sau khi nghe các đại biểu trình bày Tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Tờ trình về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Quốc hội tổ chức thảo luận ở Tổ về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ về sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 03 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh... 

Tại tổ thảo luận số 5, đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã trực tiếp tham gia góp ý đối với dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) và dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), cụ thể: Góp ý đối với dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), tại điểm d khoản 5 Điều 27 dự thảo Luật quy định, phân cấp, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật các cơ sở khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe Nhân dân thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 không còn khái niệm “phân tuyến chuyên môn kỹ thuật”. Do giữa dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chưa thống nhất với Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành, nên đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị, Ban soạn thảo cân nhắc chỉnh sửa phù hợp. Ngoài ra, điểm b khoản 2 Điều 28 dự thảo Luật quy định, việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp không có hoặc thiếu từ 50% đất sản xuất trở lên. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật chưa quy định như thế nào là “hộ dân tộc thiểu số nghèo”. Nêu ra vấn đề này, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị, Ban soạn thảo cân nhắc chỉnh sửa cho phù hợp hoặc bổ sung khái niệm “hộ dân tộc thiểu số nghèo” hoặc thay bằng cụm từ “hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi”.

anh tin bai

Đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia góp ý tại Tổ

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ dự thảo Luật, đại biểu tỉnh Lào Cai đề nghị: Tại Khoản 2 Điều 14 dự thảo luật quy định “Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội có không quá 04 Phó Chủ tịch”, sửa đổi số “04” thành chữ “bốn”. Tức là:“Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội có không quá bốn Phó Chủ tịch”.

Tại Khoản 3 Điều 20 của dự thảo luật quy định “Quỹ đất của các cơ quan, đơn vị, cơ sở di dời khỏi đô thị trung tâm theo quy định tại khoản 2 Điều này, khoản 3 Điều 29 của Luật này được ưu tiên sử dụng để xây dựng không gian công cộng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa”. Về nội dung này, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm cụm từ “lịch sử, truyền thống” thành như sau: “Quỹ đất của các cơ quan, đơn vị, cơ sở di dời khỏi đô thị trung tâm theo quy định tại khoản 2 Điều này, khoản 3 Điều 29 của Luật này được ưu tiên sử dụng để xây dựng không gian công cộng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống”.

Đối với dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), đại biểu góp ý vào các nội dung: Đối với Điều 6 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, tại khoản 1, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung cụm từlàm biến dạng về hình thể và màu sắc, di chuyển sang vị trí khác” và được viết lại như sau: “Chiếm đoạt, làm hỏng, làm mất, làm biến dạng về hình thể và màu sắc, di chuyển sang vị trí khác tài liệu lưu trữ do Nhà nước quản lý”. Theo đại biểu, khi cố ý làm biến dạng về hình thể và màu sắc, di chuyển sang vị trí khác tài liệu lưu tr là hiện vật hoặc tài liệu điện tử sẽ gây khó khăn hoặc không thể truy, tìm kiếm, sao lục được dữ liệu nguyên bản. Tại Điều 6, đại biểu tiếp tục đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung cụm từ “Cung cấp” vào khoản 3 và được viết lại: “Cung cấp, mua bán, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; hủy trái phép tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt, vì đại biểu cho rằng khi cá nhân hoặc tổ chức quản lý mà cung cấp trái phép tài liệu lưu trữ không vì mục đích thu lợi bất chính, nhưng làm ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích của cá nhân hoặc tổ chức bị cung cấp dữ liệu tài liệu lưu trữ thì đó cũng là hành vi bị nghiêm cấm. Đối với Điều 9 quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ. Tại khoản 4 đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị Ban soạn thảo xem xét điều chỉnh lại như sau: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp quản lý hoặc ủy quyền cho Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố  quản lý và lưu trữ tài liệu lưu trữ bảo quản tại Lưu trữ lịch sử nhà nước ở địa phương và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 7 Luật này”, với lý do để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố.

Thanh Thúy

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập