image banner
Đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Chiều ngày 02/11, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có bố cục gồm 10 Chương 136 Điều, quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bao gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung; quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội; đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với bảo hiểm xã hội; trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội.

Trên cơ sở các chính sách trên, dự thảo Luật cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn bao gồm: Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng; mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện; giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm; sửa đổi quy định hưởng BHXH một lần; bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH; sửa đổi căn cứ đóng BHXH bắt buộc; sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW; sửa đổi, bổ sung về đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; về chi phí quản lý BHXH.

Qua thảo luận, đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Luật để góp phần cụ thể hóa chủ chương của Đảng về BHXH; bảo đảm tính phù hợp, thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành; khắc những hạn chế của luật BHXH hiện hành;đáp ứng những công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên. Đồng thời cho rằng, dự thảo Luật đã bám sát vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XII; Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan.

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ, đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai đã có một số ý kiến: Đề nghị  làm rõ đối tượng áp dụng, đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí xã hội để tránh trùng lặp với đối tượng người cao tuổi đồng thời khuyến khích người tham gia BHXH tự nguyện, không ỷ lại, trông chờ vào chính sách của Nhà nước tại Điều 20 về Đối tượng áp dụng và Điều 21 về Điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Vấn đề chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Điều 36 dự thảo, cần quy định rõ thế nào là hành vi chậm đóng, trốn đóng; đề nghị không quy định cơ quan BHXH khởi kiện dân sự đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc (không chuyển hóa hành vi vi phạm thành quan hệ dân sự). Nếu có hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc, người thực hiện hành vi sẽ bị áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thực hiện; nếu vượt quá giới hạn bị xử phạt vi phạm hành chính và có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 216 Bộ luật Hình sự thì cơ quan BHXH kiến nghị khởi tố...

anh tin bai

Đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại Tổ

Đối với điều kiện hưởng lương hưu và mức lương hưu hằng tháng, cần phân chia nhóm đối tượng thuộc khối công chức, viên chức để phù hợp với đặc thù của nghề nghiệp. Nếu quy định giáo viên mầm non đến 60 tuổi mới được nghỉ hưu liệu có đảm bảo sức khỏe, kỹ năng để thực hiện công tác chăm sóc, giảng dạy trẻ mầm non. Đồng thời xem xét tăng mức lương hưu đối với nhóm đối tượng có 15 năm đóng BHXH ở vùng khó khăn và hạ mức quy định thời gian tối thiểu của nam xuống 17 hoặc 18 năm đóng BHXH. Đề nghị bổ sung nội dung khen thưởng, sửa tên Chương, thêm khen thưởng thành: "Khen thưởng, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH" để khuyến khích, động viên những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt chính sách, pháp luật về BHXH. Đề nghị giữ nguyên khoản 7 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động". Lý do: Tại Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực BHXH" và tại Khoản 2 Điều 128 quy định: “2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; làm đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội”. Do đó, nhiệm vụ này cần thiết giao cho một cơ quan quản lý nhà nước thực hiện và chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ...

Nguyễn Hữu Vinh  

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập