Cơ hội và thách thức trong việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Trong hai năm qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 có tác động tiêu cực sâu rộng đến nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Việc sản xuất bị ảnh hưởng do không có nguồn cung, do không tiêu thụ được sản phẩm, nhất là nông sản... Nhưng cùng với cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai đã có những giải pháp quyết liệt, có những chính sách kịp thời gỡ nút thắt cho doanh nghiệp và thị trường. Hiện nay, dịch bênh đã được khống chế, thị trường đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên nhìn vào góc độ nghiên cứu thị trường, thì đại dịch covid cũng tạo ra không ít thác thức và cơ hội cho cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh.

Cơ hội đẩy mạnh hàng quốc nội

Việc ảnh hưởng của địa dịch Covid đã khiến cho giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu khó khăn, nhất là do chính sách biên mậu thay đổi và chính sách zero covid của Trung Quốc. Điều này tạo ra khó khăn, nhưng cũng là điều kiện để các doanh nghiệp trong tỉnh điều chỉnh lại chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Đó là việc hướng sản xuất đến thị trường nội địa, đẩy manh sản xuất các mặt hàng là thế mạnh của tỉnh như phân bón, hóa chất... đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Mặc dù ảnh hưởng của dịch covid, nhưng những mặt hàng tỉnh có thế mạnh như sản xuất phân bón, hóa chất, đều được giá và có thị trường đàu ra ổn định, tạo điều kiện cho việc cung cấp các nguyên liệu cho sản xuất trong nước phát triển.

anh tin bai

Chợ phiên Bắc Hà

Nhóm hàng nông sản cũng có cơ hội phát triển, được giá thị trường phát triển tốt. Đây là tiền đề để xây dựng các thương hiệu nhằm phát triển bền vững cho nông sản Lào Cai. Trong hai năm qua, mặt hàng rau củ quả của Lào Cai đã được vận chuyển đến nhiều thị trường trong cả nước và được đón nhận, đánh giá cao. Việc hướng các mặt hàng tiêu dùng vào thị trường nội địa cũng góp phần kích thích sự phát triển sản xuất, giao thương của các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những mặt hàng tỉnh có thế mạnh như sản xuất tỉnh dầu quế, rau, củ quả ôn đới đều được giá và có thị trường tốt. Việc khó khăn trong vận chuyển hàng hóa do dịch bệnh, đã thúc đẩy ngành chế biến nông sản, dược liệu tạo nên những mặt hàng mới với những giá trị mới.

Cùng với việc phát triển thị truồng kinh doanh truyền thống qua hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng bán buôn, bán lẻ thì thị trường giao dịch điện tử cũng phát triển rất mạnh. Nhiều sàn giao dịch điện tử trên các nền tảng Facebook, tiktok, Zalo... xuất hiện giới thiệu các sản phẩm của Lào Cai. Cùng với nó là việc thanh toán điện tử qua các ứng dụng ngân hàng như Mobile Banking, Internet Banking, ví điện tử, các ứng dụng thanh toán trực tuyến của các nhà mạng. Các giao dịch điện tử có thuận lợi là tiện ích, nhanh chóng, do đó thị trường giao dịch điện tử phát triển rất mạnh là xu thế chung của thị trường trong nước, thúc đẩy việc không dùng tiền mặt trong giao dịch thương mại, giúp cơ quan quản lý tài chính kiểm soát được dòng tiền tốt hơn. Đó cũng là những cơ hội nhìn thấy và trong tầm tay đẻ phát triển sản xuất, thương mại của tỉnh lào cai trong việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Cùng với cơ hội là thách thức

Những thách thức truyền thống vẫn đang tồn tại như: Chất lượng và số lượng các mặt hàng nông sản để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, hảng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giá thành cao, sức cạnh tranh kém... vẫn đang là thách thức lớn cho công tác quản lý thị trường. Bên cạnh đó việc thay đổi chính sách biên mậu của Trung Quốc cùng với đóng cửa các lối mở để hạn chế hàng tạm nhập tái xuất, yêu cầu hàng hóa phải đi qua cửa khẩu chính ngạch với những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và độ an toàn cũng là khó khăn cho những mặt hàng xuất khẩu. Chính sách zero covid của Trung Quốc khiến nguồn cung nguyên liệu, vận chuyển máy móc, thiết bị, thiếu nguyên nhiên liệu, chuyên gia nước ngoài làm việc, phục vụ cho dự án một số ngành công nghiệp gặp khó khăn; các cặp chợ biên giưới chưa được khôi phục lại, xuất khẩu nông sản tươi sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn...

Bên cạnh đó là những thách thức mới xuất hiện như: Chính sách cho thúc đẩy ngành chế biến nông sản bao gồm các sản phẩm trồng trọt và chăn nuổi đang đặt rra gay gắt với các cơ quan hoạch định chính sách; Chính sách cho công tác quản bá sản phẩm, xúc tiến đầu tư đói với các mặt hàng chủ lực của tỉnh; Việc kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa được giao dịch thương mại điện tử trên môi trường mạng; Cơ quan quản lý nhà nước sử dụng ”Bàn tay vô hình” như thế nào qua việc ban hành các chính sách để tác động và thúc đẩy sự phát triển các giao dịch thương mại điện tử; Công tác quản lý thị trường phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thương mại điện tử ; Việc thu thuế, phí đối với các sàn giao dịch điện tử...

Những thách thức đó (gồm cả thách thức cũ và mới xuất hiện ) đang đặt ra các bài toán cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong đó việc đẩy mạnh  cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Quy luật của kinh tế là cơ hội xuất hiện bao giờ cũng xuất hiện những thách thức, thậm chí là những khó khăn. Việc nắm bắt cơ hội, biến thách thức khó khăn trở thành động lực để phát triển kinh tế là điều mà mỗi doanh nghiệp cần suy nghĩ.

                                                                Ngô Quyền

                                       Phó trưởng Ban KT-NS HĐND tỉnh Lào Cai

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập