Một số vấn đề đặt ra trong triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tỉnh Lào Cai đã triển khai và thực hiện bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng xong cũng còn không ít vấn đề được đặt ra cần sớm có biện pháp, giải pháp để tháo gỡ.

Trong vài năm trở lại đây, quy mô giáo dục - đào tạo, mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển phù hợp với phân bố dân cư và địa hình, đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân và nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện, trở thành trụ cột giáo dục vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, nhất là đối với tỉnh miền núi, vùng cao. Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được chú trọng đầu tư và từng bước được tăng cường theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hóa và chuẩn hóa; nhiều trường vùng cao có cơ sở vật chất tốt, cảnh quan đẹp, hoạt động giáo dục sôi nổi, có chất lượng. Công tác xã hội hóa giáo dục và hợp tác, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh đã góp phần quan trọng thực hiện đổi mới giáo dục của tỉnh Lào Cai. Sau hơn 02 năm triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực: Học sinh được hoạt động nhiều, năng động hơn; số lượng học sinh chưa đạt về học tập lớp 3, lớp 6 năm học 2021-2022 giảm so với năm học 2020-2021. Giáo viên các trường về cơ bản có nhận thức đúng về chủ trương về đổi mới, có hiểu biết sâu sắc về chương trình giáo dục phổ thông 2018, các giờ học đã quan tâm thiết kế tổ chức theo hướng lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, chú trọng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm...

anh tin bai

Đoàn giám sát làm việc tại UBND huyện Văn Bàn

Bên cạnh một số kết quả quan trọng đã đạt được, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn một số vấn đề đang được đặt ra cần sớm tháo gỡ, điển hình như: Một số thông tư, hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương còn nội dung chưa thống nhất, chưa phù hợp, một số văn bản hướng dẫn chậm ban hành; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhất là ở vùng cao còn nhiều khó khăn, 24,1% phòng học chưa được kiên cố hóa, thiếu phòng học bộ môn. Hiện còn 585 điểm trường tiểu học, tỷ lệ học sinh ở điểm trường lẻ chiếm 23,5%, rất khó khăn thực hiện tập trung đầu tư, sử dụng nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; trình độ dân trí chênh lệch giữa vùng thành thị và vùng cao, tỷ lệ hộ nghèo cao, còn một số tập quán lạc hậu; tình trạng người dân bỏ đi khỏi địa phương, tảo hôn ở một số xã vùng cao tác động trực tiếp đến công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là việc duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần; nhận thức của người dân về việc cho con đi học nghề còn hạn chế; một số cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên còn lúng túng trong triển khai thực hiện; Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều tổ hợp môn khác nhau, thiếu giáo viên, nhiều giáo viên phải dạy gần môn, trái môn khó đáp ứng yêu cầu chất lượng; bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên chưa phù hợp về thời gian, nội dung và chế độ; giáo viên dạy môn giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp chưa được đào tạo bài bản; học sinh có nguyện vọng chuyển trường, chuyển lớp khó khăn trong việc học bù kiến thức. Hiện học sinh THCS, THPT chưa học ngoại ngữ 2 và tiếng dân tộc; khối THPT chưa thực hiện dạy mỹ thuật và âm nhạc do chưa có giáo viên; tài liệu SGK chưa đảm bảo tính liên thông giữa các môn học/hoạt động giáo dục; nội dung bài học còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các bộ sách giáo khoa; việc lựa chọn sách giáo khoa cần lấy ý kiến ban đại điện cha mẹ học sinh không phù hợp. Một số trường, điểm trường chỉ có 01 giáo viên/môn nên việc thảo luận, nghiên cứu lựa chọn sách giáo khoa còn nhiều khó khăn; việc cung ứng sách giáo khoa của một số nhà xuất bản chậm dẫn đến tình trạng nhiều học sinh học gần hết học kỳ 1 nhưng không có sách giáo khoa khó đảm bảo chất lượng dạy học. Việc in và phát hành tài liệu giáo dục của địa phương chưa được thực hiện; toàn tỉnh thiếu 654 giáo viên so chỉ tiêu giao năm 2023; cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý; một số môn học mới, môn tích hợp chưa có giáo viên giảng dạy; giáo viên cao tuổi khó thích nghi với những điểm mới của chương trình, sách giáo khoa với phương pháp dạy học mới; cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị không đảm bảo, nhiều tiêu chí không phù hợp với thực tiễn điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục vùng cao; trang thiết bị dạy học tại điểm trường, đặc biệt là các thiết bị hiện đại dạy học kết nối và hội nhập còn thiếu. Nhiều trang thiết bị dạy học được đầu tư từ lâu đã hỏng hoặc không còn phù hợp với thực tế dạy và học; một số thiết bị dùng chung trang cấp không đồng nhất với các trang thiết bị thuộc chương trình học trước khó đảm bảo thực hiện; Bộ GD&ĐT quy định danh mục thiết bị dạy học tối thiểu các cấp học nhưng địa phương bố nguồn kinh phí để thực hiện, nhu cầu kinh phí ngân sách mua sắm trang thiết bị dạy học là rất lớn, trong khi đó ngân sách địa phương hạn hẹp.

Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong thời gian tới có hiệu quả, Đoàn giám sát đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh chương trình GDPT 2018 đổi mới phương pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả gắn với việc đổi mới trong công tác thi và đánh giá phân xếp loại chất lượng học sinh phù hợp với thực tế và yêu cầu đặt ra. Xem xét chỉ đạo cung ứng sách giáo khoa cho giáo viên nghiên cứu lựa chọn và cho học sinh học kịp thời; đề xuất nguồn kinh phí đầu tư thiết bị giáo dục đảm bảo việc dạy học chất lượng, hiệu quả. Sớm có Đề án về thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học cho đối tượng là học sinh hiện đang học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để các trường THPT có căn cứ định hướng ôn luyện thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Đối với các môn học mới, môn học tích hợp đề nghị có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cho giáo viên dạy chuyên sâu; xem xét đánh giá tính phù hợp, tính khả thi của một số môn tích hợp khối THCS, môn học âm nhạc, mỹ thuật, tiếng dân tộc khối THPT để điều chỉnh cho phù hợp; sớm ban hành Thông tư về định mức giáo viên các cấp học phù hợp với đặc thù các địa phương vùng cao, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Sớm sửa đổi, bổ sung, ban hành một số cơ chế, chính sách để kịp thời giải quyết các vấn lớn mà thực tiễn đang đặt ra. Đối với UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo, thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục theo Nghị định số 127/2017/NĐ-CP 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đổi mới cơ chế phương thức quản lý giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp, làm rõ trách nhiệm của cơ quan đơn vị địa phương trong việc chậm triển khai, thực hiện Chương trình GDPT 2018 hoặc chưa hiệu quả; thực hiện đầy đủ, kịp thời, phát huy  hiệu quả các chính sách hiện hành; tiếp tục chỉ đạo rà soát các cơ chế chính sách đề nghị HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới đảm bảo phù hợp thực tế, đúng quy định của pháp luật.

 Lưu Thị Hiên

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập